Skip to main content

Có một lời khuyên được nhắc đi nhắc lại dành cho những ai đang muốn bắt đầu tạo thói quen: “Start small” (bắt đầu từ những bước nhỏ thôi)

Mình không tin.

Chúng ta chỉ có thể start “small” một thứ gì đó nếu nó đếm được.

Đọc 1 trang sách mỗi ngày.

Dậy từ 6h45 mỗi ngày.

Chạy bộ 1km mỗi ngày.

Nhưng với những thứ không đếm được thì sao?

Muốn small cũng không small được. Bởi lẽ, bạn không thể làm một ít thói quen đó được.

Trong trường hợp của mình: đi bơi.

Bơi thì chỉ có bơi, hoặc không bơi. Giống như đi tập gym, chỉ có đi, hoặc không đi.

Bên cạnh việc không có đơn vị đo lường, đi bơi khác với việc đọc sách hay chạy bộ ở chỗ có quá nhiều “rào cản” trước khi mình có thể thực sự ở dưới nước. Vấn đề của việc đi bơi không nằm ở hành động bơi, mà nằm ở việc chúng ta vượt qua được tất cả những “rào cản” để tới được trước cửa hồ bơi. Tới đó rồi thì chẳng thể nào có chuyện không bơi được.

Vậy “rào cản” ở đây là gì?

Phải dậy được sớm, vì bơi kiểu gì ít cũng phải 1 tiếng. Và như thế có nghĩa là phải ngủ sớm.
Phải có đồ bơi: kính, quần, mũ.
Phải đi từ nhà ra bể bơi, gần thì cũng dăm chục phút, xa thì cũng nửa giờ đồng hồ.
Phải để lộ đống mỡ lủng lẳng từ lúc thay đồ xong cho tới lúc khởi động (chứ ông định mặc nguyên thế đứng thành bể xoay cổ tay cổ chân à ai cho?)
Phải chịu cái lạnh tê tái khi mới xuống nước.

Vaàa chưa hết.

Bơi xong thì lại phải tắm rửa, thay đồ.
Bơi thì tóc sẽ bị khô, xác.
Bơi xong thế nào cũng buồn ngủ (khoa học chứng mình rồi). Mà ai cho ngủ. Bơi xong về còn đi làm.

Mình nghĩ, bất cứ một homosapien nào đủ lý trí cũng hiểu được tầm quan trọng của việc tập thể dục thể thao. Và nếu ai đã từng bơi, hoặc vận động nói chung trong một thời gian dài, đều cảm nhận được sự sung sướng và sảng khoái khi mà cơ thể được vận động một cách triệt để. Và dĩ nhiên đi kèm với đó là cảm nhận được cái sự ù lì cục mịch thiếu năng suất của cơ thể khi không vận động trong thời gian dài.

Mình hiểu chứ. Nhưng suốt hơn 1 tháng rưỡi kể từ khi lên kế hoạch, mình vẫn chưa thể bắt đầu đi bơi.

Khi chưa bắt đầu bơi được ngày nào, thì cái gì cũng có thể trở thành lý do để không bắt đầu.

Tối qua ngủ muộn quá, nay dậy sớm đi bơi thì đến công ty díp (rip, pun intended) lắm.
Uây nay trời mưa rồi, bơi thế nào được nữa (mặc dù bể sẽ vắng vl)
Thôi mai là thứ sáu rồi, để tuần sau bắt đầu cho nó fresh (nghe quen vl không?)

Những suy nghĩ này cứ thế làm cho mình càng cảm thấy nhụt chí, và dần dần cất cái ý tưởng đi bơi vào trong một cái rương và không đụng tới nữa (nhưng nó vẫn ở đấy, just in case, you know)

Start small, dù là small cỡ nào, vẫn dựa vào động lực nội tại, tức ý chí của bạn. Ngay cả quyết định bỏ điện thoại xuống và cầm cuốn sách lên đã tiêu hao một lượng lớn năng lượng tinh thần.

Vậy thì một việc có nhiều rào cản như đi bơi, tập gym, đến lớp yoga, sẽ cần nhiều ý chí hơn thế rất, rất nhiều.

Và nếu nội lực không đủ đô trong trường hợp này, chúng ta phải đi “outsource” động lực từ bên ngoài.


Hãy nhớ về hồi bạn học đại học.

Có ai thích thức thâu đêm không? Không.

Có ai thích dành cả tiếng đồng hồ nhìn vào một file excel toàn số bé tí không? Không.

Có ai thích bỏ bữa không? Không.

Nhưng tại sao chúng ta vẫn tham gia những cuộc thi bắt chúng ta làm tất cả những điều trên? Tại sao chúng ta có thể quên ăn quên ngủ cho một câu lạc bộ? Tại sao chúng ta sẵn sàng lao mình vào không biết bao nhiêu vòng thi MT và các buổi networking chỉ để có thêm một contact có label “First connection” trên LinkedIn?

Vì peer pressure.

Peer pressure là cái có thể khiến chúng ta làm điều mình không thích. Bền bỉ và mãnh liệt.

Lời bố mẹ nhiều khi không nghe. Nhưng bạn làm gì thì khéo lại để ý từng li từng tí. Thấy bạn bè trong trường ai nấy cũng nườm nượp thi hết tập đoàn này tập đoàn nọ, không ít người cũng bứt rứt mà đăng ký dự thi.

Nếu bạn từng cảm thấy peer pressure, hãy hình dung những gì peer pressure có thể làm đối với thói quen mới của bạn.


Với những thói quen mà khoảng cách từ 0 tới 1 cảm tưởng như đường từ trái tim của crush tới bạn, thì thứ bạn cần không phải là động lực nội tại, mà là một nỗi sợ chính đáng.

Cách nhanh nhất để tạo ra nỗi sợ này: Công khai kế hoạch của bạn.

Tìm một người thân (bạn thân, người yêu, bố mẹ) – một người đủ thân để quan tâm tới lời của bạn – và nói cho họ biết về kế hoạch của mình.

“Tuần sau nhất định anh sẽ đi bơi một buổi”
“Con muốn giảm cân. Từ tuần sau con sẽ dậy sớm đi tập gym”

Không gì dễ hơn một lời nói. Càng không gì dễ hơn là nói cho người thân. Nó cũng dễ như việc chúng ta nghĩ ra một lý do để không bắt đầu.

Theo nghiên cứu, những người có mục tiêu có 10% cơ hội hoàn thành. Nếu bạn quyết định được khi nào sẽ hoàn thành, cơ hội tăng lên 40%.

Và nếu bạn cam kết với một ai đó sẽ làm gì, cơ hội là 65%.

Nếu bạn liên tục theo dõi mục tiêu với một người khác, bạn không chỉ dễ dàng đạt mục tiêu hơn tới 95% mà còn thực hiện mục tiêu đó tốt hơn rất nhiều.

Và nếu người “accountability partner” của bạn là một người luôn ủng hộ cho sự tiến bộ và thông cảm cho sai lầm của bạn, thì bạn sẽ còn làm tốt hơn rất nhiều.


Cam kết với một ai đó rằng mình sẽ làm gì, để rồi mình không làm nó, trước hết sẽ làm mình thấy xấu hổ vì trông lười trong mắt họ. Sau tiếp là mình cảm thấy lãng phí thời gian mà họ bỏ ra để theo dõi và hỏi han mình. Cuối là mình cảm thấy sợ mai sau người ta sẽ không tin tưởng mình nhiều nữa, khi mà mình không làm được đúng như những gì mình nói.

Có ai muốn trở thành chú bé chăn cừu đâu?

Peer pressure sẽ giúp chúng ta vượt qua những hố sâu tâm lý dễ dàng hơn rất nhiều

Có rất nhiều ví dụ về sự thành công của việc có một “accountability partner” trong cuộc sống.

Không phải bỗng dưng nhóm 4:30 sáng có tới 50k thành viên, và hầu như thử thách dậy sớm nào của họ cũng có tới cả trăm người đăng ký và hoàn thành.

Và cũng không phải tự nhiên có nhiều người sẵn sàng trả cả trăm, cả nghìn đô để tham gia vào các khóa học mang tính cộng đồng cao như Ship30for30, hay Maven

Và nếu bạn hay học trên Udemy hay Coursera, bạn sẽ thấy trong vài năm gần đây các giáo viên thường mở các nhóm Discord để mọi người cùng nhau hoàn thành khóa học. Trong ảnh là cộng đồng Zero To Mastery mà mình mới tham gia gần đây, để tìm bạn học Design cùng (do mình đang học khóa này trên Udemy)


Nếu bạn đã đọc đến đây, thì mình đã đi bơi được buổi đầu tiên. Và thậm chí là đã bơi thêm được một buổi nữa.

Wohooo!!!!

Chỉ một câu nói với bạn gái là mình sẽ đi bơi, là mình đã đi bơi được.

Đừng quá quan trọng bạn sẽ làm bao nhiêu buổi một tuần. Sự công khai này nhằm giúp bạn có bước đi đầu tiên.

Sau đó, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.


Đăng ký nhận Newsletter

Many One Percents là newsletters về công nghệ và năng suất đầu tiên của Việt Nam với mục tiêu giúp các bạn trẻ cải thiện năng suất trong công việc và cuộc sống thông qua công nghệ.

Khi đăng ký Many One Percents (cùng hơn 8000 bạn đọc khác), bạn sẽ nhận được:

  • Đọc các bài blog sớm nhất (3-4 tuần trước khi mình publish lên mạng xã hội)
  • Weekly Discovery (các khám phá công nghệ thú vị nhất tuần)
  • Around the Internet (mấy thứ buồn cười hài hước trên Internet)
  • Những cập nhật và dự định mới nhất về blog và newsletter thuộc hệ sinh thái Many One Percents

Leave a Reply