TL;DR
Bài này nói về cách xây dựng workflow để đọc báo online nhiều hơn. Nếu bạn scan và thấy rằng “Để đọc báo thôi mà lắm chuyện thế” thì mời bạn skip luôn bài này. No hard feeling. Còn nếu bạn đọc tiếp, mình tin rằng bạn sẽ take away được những thứ có thể áp dụng cho nhiều hơn cả việc đọc báo.
Phương pháp liệt kê trong bài này cũng không thể áp dụng trong một sớm một chiều. Rome wasn’t built in a day. Thế nên nếu bạn đang desparately tìm kiếm một viên thuốc uống ực xong ngày mai đọc báo ầm ầm thì tạm biệt nhé ft Lynk Lee.
—
Mình thường xuyên nhận được câu hỏi từ các bạn đọc: “Tuấn thường hay đọc về Product Management và tech từ những nguồn nào?”
Nếu bạn cũng có chung câu hỏi đó, rất tiếc đây không phải là bài blog dành cho bạn (vì câu trả lời nằm ở đây cơ).
Trước đây, mình cũng hay tìm tòi để lấy kiến thức từ các nguồn trên mạng (giống những bạn hỏi mình). Tuy nhiên, mình gặp hai vấn đề rất lớn trong việc duy trì việc đọc những trang web đó thường xuyên.
(1) Mình gặp một trang web hay nhưng không lưu lại. Thành ra lúc mình muốn đọc thì lại chẳng nhớ ra mà đọc.
(2) Mình gặp một trang web hay và ĐÃ lưu lại, tuy nhiên, mình lại lưu lại bừa phứa ở các chỗ khác nhau (trên điện thoại, trong note, trên máy tính…), thành ra lại nảy sinh thêm mấy vấn đề nhỏ:
(2.1) Mình chả nhớ mình đã lưu lại trang web đấy ở đâu 🙂
(2.2) Mình không “chạm mặt” những trang web đó hằng ngày. Các cụ đã nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Ở đây, mấy website của mình được lưu ở những chỗ mà mình ít nhìn thấy, trong khi Facebook, Instagram, Twitter lại cứ ở đấy, thành ra cứ lúc nào có thời gian rảnh là mình sẽ bị cuốn vào ba cái trang đấy, cuối cùng thì chẳng học được gì mới mấy, buồn vãi cả chấy 🙁
Vì thế, trong bài post ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mình giải quyết 3 vấn đề kể trên (đặc biệt là vấn đề 2.1).
1. Không nhớ trang web mình muốn đọc là gì vì không lưu lại
Vậy thì lưu lại nó đi.
.
.
Lưu lại thế nào á? Mời bạn đọc phần dưới.
2. Không nhớ đã lưu những trang web mình thích ở đâu
Mình nghĩ vấn đề quan trọng nhất của việc lưu trữ đó là phải xem lại những thứ mình đã lưu trữ (nếu không thì save lại làm gì hả giời?) Tuy nhiên, khi chúng ta dùng quá nhiều cách để lưu trữ một mẩu thông tin, thì sẽ tăng khả năng chúng ta quên mất chúng ta từng lưu trữ ở những đâu.
Với mình, trước đây, đây là những cách mình dùng để lưu lại một trang web mình muốn đọc:
- Dùng bookmark của trình duyệt. Bấm dấu ⭐️, nhanh đơn giản gọn lẹ -> Xong chẳng bao giờ nhìn thấy nó nên chẳng bao giờ kiểm tra lại.
- Dùng các phần mềm bookmark (Pocket, Raindrop, Instapaper). Cũng nhanh, đơn giản gọn lẹ -> Cũng chẳng bao giờ nhìn thấy những cái mình save nên chẳng bao giờ kiểm tra lại.
- Screenshot lại. Khi mình đang duyệt web trên điện thoại thì việc copy, xong mở note ra để lưu lại khá lâu. Screenshot thì bấm pẹp một cái là xong -> ảnh đó sẽ bị lẫn trong một đống meme khác trong máy -> Chẳng bao giờ nhìn thấy nên chẳng nhớ là có trang đó tồn tại. Đến lúc tình cờ gặp lại cái ảnh thì kiểu: “sao mình lại lưu cái trang này nhỉ? Chắc lúc đấy bấm nhầm”
- Viết vào note. Lúc trước chưa có thói quen xử lý đống note thì cũng toàn quên.
Đấy, sơ sơ sương sương thì có 4 cách như thế.
Nếu bạn để ý, có một pattern chung: Sau khi lưu lại, mình không nhìn thấy cái gì mình lưu nên sẽ chẳng bao giờ đụng lại tới nó.
Vậy thì phải làm sao?
Để giải quyết vấn đề này, giải pháp của chúng ta phải thỏa hai điều kiện:
- Chúng ta có thể sử dụng nhiều cách để lưu lại, nhưng nơi các trang web được lưu lại thì phải cùng nằm ở một chỗ
- Chúng ta phải nhìn thấy nơi lưu lại đó thường xuyên (thường xuyên như kiểu bạn lên Facebook hằng ngày ý :>)
Như bạn thấy, bây giờ vấn đề của chúng ta không còn nằm ở công cụ nữa, mà nằm ở workflow (dịch một cách buồn cười sang tiếng Việt thì là “dòng chảy công việc”). Nôm na: chúng ta cần thiết kế một hệ thống sao cho những trang web được tập trung vào một chỗ. Chỗ đó phải là một nơi chúng ta đã và đang lui tới hằng ngày (nếu không thì sẽ quay lại vấn đề của mấy anh bookmark – quá ẩn).
Có rất nhiều workflow có thể thỏa mãn hai điều kiện trên, nhưng mình sẽ giới thiệu workflow hiện tại mình đã áp dụng và cảm thấy rất hiệu quả. Workflow mình gồm hai bước (sao cái bài post này liệt kê nhiều thế nhỉ?)
- Lưu lại mọi thứ vào todo list
- Đọc tiếp phần cuối cùng của bài blog này
Bạn quan tâm đến các lĩnh vực như Product Management, Business, Technology, Productivity...? Mình và một số người bạn tại Holistics đã tổng hợp lại những articles chất lượng nhất mà tụi mình đọc trong năm 2021. Bạn có thể nhận danh sách tổng hợp tại đây.
Bước 1: Lưu lại mọi thứ vào todo list
Todo list là nơi mình mở lên nhiều nhất trong ngày (chứ không phải Facebook, sorry mr. Zuckerberg) do đó, đây sẽ là nơi mình lưu lại toàn bộ những trang web mình muốn đọc. Todo list không phải là nơi cuối cùng để lưu trữ, mà là nơi trung gian để việc chọn lọc được diễn ra.
Bạn có thể sử dụng todo list, hoặc note, hoặc bất cứ phần mềm nào khác cũng được, miễn sao là bạn phải truy cập nó thường xuyên.
Todo list mình lựa chọn sử dụng là Tick Tick.
Thông thường nhất, mình sẽ copy địa chỉ trang web mình thích và paste vào todo list để về sau này lọc lại lần nữa. Trên điện thoại thì việc copy paste và bật 2 app nó hơi phiền, nên mình thường dùng tính năng Share để bắn qua Tick Tick luôn. Tính năng này cũng có thể áp dụng tương tự cho screenshot nhé. Dưới đây là các bước cụ tỉ:
Với workflow này, mọi thứ sẽ nằm gọn gàng trong todo list của mình. Mỗi khi mình bật lên, mình sẽ nhìn thấy các trang web mình muốn đọc:
Đây chính là phương pháp Getting Things Done mà mình từng giới thiệu ở bài blog này.
Thực ra bạn có thể dừng lại ở bước này nếu như mục tiêu chỉ là không bị quên những bài báo/bài blog mình muốn đọc. Còn nếu bạn muốn lưu lại những trang web chứa các bài báo/bài blog đó để đọc hằng ngày, thì mời bạn tới bước tiếp theo.
3. Không “chạm mặt” những trang web mình đã lưu lại hằng ngày
Mình chia phần này làm hai phần nhỏ hơn: trên máy tính và trên máy tính bảng/điện thoại
Trên máy tính
Cách nhanh nhất để chúng ta dễ nhìn thấy nhất những gì mình đã bookmark lại, là tạo các folder, và để chúng ở ngay mặt tiền để chúng ta dễ dàng nhìn thấy.
Nếu điều này vẫn chưa đủ, bạn sử dụng thêm Feedly, một ứng dụng chuyên để tổng hợp các trang báo online. Điểm mình thích nhất của Feedly đó là nó cho phép mình lưu lại những trang mình muốn đọc, và chia các trang đó theo từng chủ đề (thay vì tên website). Khi mình lướt Feedly, mình có thể lựa chọn chủ đề mà mình muốn đọc và Feedly sẽ đưa ra các bài báo đến từ các trang web mà mình phân sẵn cho chủ đề đó.
Để tăng sự mạnh mẽ cho combo này, bạn có thể pin lại trang Feedly này, hoặc khủng khiếp hơn thì cài đặt sao cho mỗi lần bạn mở trình duyệt mới lên thì nó sẽ tự động mở Feedly. Ở trên Chrome thì bạn vào Settings > On Startup > Open a specific page or set of pages
Nếu bạn thích mỗi lần bật một tab mới sẽ hiện ra Feedly luôn, có thể cài thêm extension New Tab Redirect và đặt đường link của Feedly ở phần Redirect URL
Trên Firefox cũng tương tự, bạn vào Settings > Home > Homepage and new windows > đổi từ Firefox Home (Default) sang Custom URL, và điền link Feedly vào là được.
Trên điện thoại (áp dụng cho cả iOS và Android)
Trên điện thoại, bạn có thể lưu lại các trang web mình muốn đọc thành các icon ở trên màn hình chính giống thế này (đây là icon của website chứ không phải app đâu nha!)
Bằng cách này, mỗi khi bạn mở điện thoại ra là sẽ nhìn thấy ngay mấy trang web đó. Ở đây chúng ta áp dụng nguyên lý “Rule of 7” mà các thần đồng quảng cáo vẫn hay sử dụng:
Chúng ta phải nhìn một thứ 7 lần trước khi chúng ta thực sự để ý tới nó
Mình biết rằng việc làm như thế này sẽ không thể thay đổi thói quen đọc báo online (thay vì lên mạng xã hội mỗi khi bạn đi vệ sinh), nhưng ít nhất việc bạn nhìn thấy những trang web mình (từng) muốn đọc mỗi ngày sẽ tăng khả năng bạn mở nó lên, và tăng khả năng bạn đọc một bài báo nào đó. Có cũng hơn không, đúng khum? (urg)
Trên iOS:
- Bạn mở Safari lên (hiện giờ chưa có cách áp dụng cho Chrome và Firefox). Sau đó mở website bạn muốn lưu.
- Bấm vào nút Share (hình chữ nhật có mũi tên chỉ lên trên)
- Kéo xuống chọn “Add to Home Screen”. Màn hình mới hiện lên cho phép bạn đặt lại tên trang web. Thông thường mình sẽ chọn một tên ngắn ngắn khoảng 7-12 chữ thôi, dài quá thì bị iPhone nó cắt mất chữ.
- Chọn “Add”. Thế là xong.
Tutorial xịn xò bằng video:
Trên Android:
- Bật Chrome lên và mở website bạn muốn lưu.
- Bấm vào nút Menu (3 dấu chấm) ở góc dưới bên phải màn hình > chọn “Add to Home Screen”. Màn hình mới hiện lên cho phép bạn đặt lại tên trang web. Thông thường mình sẽ chọn một tên ngắn ngắn khoảng 7-12 chữ thôi, dài quá thì bị iPhone nó cắt mất chữ.
- Chọn “Add”. Thế là xong.
Cá nhân mình đang sử dụng cách này và cảm thấy cực kì hiệu quả. Mỗi khi chán chán không biết làm gì, cầm điện thoại lên, mở ra là thấy ngay mấy trang web này. Bấm thử vào coi chơi ai ngờ có bài giật tít hay quá lại ngồi đọc ngấu nghiến.
Kết bài
Tổng kết lại chút nào: Để đọc báo online nhiều hơn, chúng ta cần lưu lại những trang báo chúng ta muốn đọc ở chung một chỗ, và chỗ đó chúng ta phải thường xuyên nhìn thấy. Để giải quyết được bài toán này, mình sử dụng Todo list là nơi tập trung toàn bộ những trang web mình muốn lưu, và Feedly (trên máy tính) cũng như tính năng Add to Home Screen (trên điện thoại) để tăng tần suất nhìn thấy các trang web đó.
Bài viết này là phát súng mở màn cho series bài viết về personal knowledge management (quản lý kiến thức cá nhân). Nếu bạn cảm thấy thích nội dung này, cũng như quan tâm đến mảng quản lý kiến thức cá nhân, để lại comment cho mình biết nhé! Cảm ơn bạn rất nhiều!
—
Chia sẻ bài viết tại:
Nếu đây là lần đầu bạn đến với blog của mình, đừng quên join newsletters của Many One Percents cùng gần 2000 bạn đọc mỗi tuần. Bạn sẽ được:
- Đọc các bài blog sớm nhất (1 tuần trước khi mình publish lên mạng xã hội)
- Đọc Weekly Discovery (sản phẩm thú vị nhất tuần) – độc quyền cho các bạn subscribe newsletters
- Giveaway code để sử dụng các sản phẩm công nghệ miễn phí – độc quyền cho các bạn subscribe newsletters
- Những cập nhật và dự định mới nhất về blog – độc quyền luôn
Hi Tuấn,
Cảm ơn Tuấn vì đã luôn mang lại những chia sẻ cực kỳ thiết thực và gần như là ai cũng trải qua những ít khi tìm được giải pháp hiệu quả. Nói sao nhỉ, cảm giác tinh tế ý. Mỗi lần Tuấn có bài mới là một lần mình muốn share lại cho tất cả bạn bè của mình vì toàn chủ đề siêu gần gũi và dễ áp dụng :)))
Mong sẽ có thêm nhiều chủ đề thú vị nữa từ Tuấn.
Chúc Tuấn có một cuối tuần vui vẻ 😀
Chào Tú!
Cảm ơn bạn nhiều 😀 Mình sẽ cố gắng trau dồi thêm kiến thức để ra thêm nhiều chủ đề thú vị nữa ^^
Hi anh Tuấn, bài viết của anh rất bổ ích đó ạ. Nhưng em nghĩ vì là bài blog, anh viết ra câu từ nên cũng không khó khăn lắm trong việc nghĩ ra từ tiếng Việt để thay thế cho một vài từ tiếng Anh. Vì em biết anh làm việc bằng tiếng Anh khá nhiều nên tình trạng này xảy ra là điều dễ hiểu, nhưng em thấy những blogger khác, điển hình như chị The Present Writer đều rất hạn chế sử dụng tiếng Anh khi viết blog, làm Podcast hay làm video Youtube mặc dù chị sinh sống và làm việc hoàn toàn ở Mỹ. Em nghĩ đó cũng là một cách tôn trọng người đọc, người nghe vì nhiều người cũng vào blog anh, chẳng may họ không biết từ đó rồi phải đi search thì cũng mất thời gian và mất đi sự liên tục khi đọc một bài viết. Đây là ý kiến cá nhân của em, với em thì kh có vấn đề gì vì em cũng sử dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống hàng ngày rất nhiều, nhưng có thể gây khó khăn cho một vài bạn khác, những bạn chưa có khả năng tiếng Anh tốt cho lắm chẳng hạn.
Have a nice day, cảm ơn anh vì bài viết hữu ích!
Chào Chi,
Cảm ơn em vì feedback rất thẳng thắn. Anh vừa tự đọc lại và thấy rằng đúng là bài này anh có sử dụng tiếng Anh nhiều hơn những bài viết khác. Em nói rất hợp lý, nhiều khi anh có thể dừng lại để suy nghĩ thay tiếng Anh bằng tiếng Việt, nếu chịu khó nghĩ thì chắc chắn sẽ ra. Anh sẽ rút kinh nghiệm ở ngay bài post tiếp theo. Hi vọng sẽ nhận được thêm nhiều feedback từ em nữa.
Cảm ơn em nhiều!
Cảm ơn anh ạ. Bài viết hay rất hay và cuốn hút. Em là đúng kiểu củ khoai tây nghiện mạng xã hội, nhưng thật ra sâu thẳm luôn rạo rực khao khát học hỏi để phát triển bản thân. Đọc những bài viết của anh giúp em có thêm động lực hơn rất nhiều. Rất ngưỡng mộ anh ạ.